Sinh viên năm 4 khoa Quan hệ Quốc tế, chuyên ngành Global Studies - Lin Kengwei đến từ Đài Loan
“TED: Ideas Worth Spreading là một tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái với sứ mệnh lan tỏa giá trị của những ý tưởng, thường được tổ chức dưới dạng các buổi diễn thuyết ngắn nhưng có tầm ảnh hưởng rất lớn.”
TED ra đời vào tháng 2 năm 1984 dưới hình thức một buổi hội nghị chỉ diễn ra một lần. Buổi hội nghị không chỉ giới thiệu về chiếc máy tính Apple Macintosh đầu tiên (ngày nay được biết đến là 'Mac'), mà còn là một buổi diễn thuyết rất chính xác của Nicholas Negroponte về tương lai của tương tác và giao diện của máy tính với con người.
Trải qua hơn 35 năm, TED và bản spin-off TEDx (TEDx là chương trình tạo cơ hội để các cộng đồng, tổ chức, và cá nhân ở cấp độ địa phương có thể cùng nhau chia sẻ những trải nghiệm giống như TED) đã trở nên nổi tiếng đến mức khó có thể tìm được một sinh viên năm nhất nào trên thế giới này mà không biết về khái niệm của TED hay TEDx.
Năm 2018 là năm đánh dấu một sự kiện đầu tiên của TEDx được tổ chức tại Đại học Ritsumeikan.
Sinh viên năm 4 khoa Quan hệ Quốc tế - Lin Kengwei, người mặc dù rất bận rộn trong năm thứ ba với việc học cũng như các trách nhiệm khác, đã rất dũng cảm và mạnh dạn để đưa TEDx đến với Đại học Ritsumeikan lần đầu tiên.
BẮT ĐẦU TỪ HẠT GIỐNG CỦA MỘT Ý TƯỞNG
Hãy cho chúng tôi biết ý tưởng đưa sự kiện TEDx đến Đại học Ritsumeikan và quyết tâm của bạn để thực hiện ý tưởng đó xuất phát từ đâu?
Trước khi tôi bắt đầu thử thách du học tại Đại học Ritsumeikan, tôi đã tham gia một khóa học tại một trường đại học khác ở quê nhà Đài Loan. Tôi đã rất vinh dự khi được gặp một nhóm bạn ưu tú ở đó trong năm nhất của tôi, những người mà sau khi tôi đến học tại RU, đã bắt đầu tổ chức các sự kiện TEDx. Đó là một việc làm hoàn toàn mới cho trường đại học của họ, vì vậy theo một nghĩa nào đó thì họ chính là những người tiên phong.
Thành thật mà nói, khi tôi ở với họ trong năm đầu tiên, tôi không biết rằng họ có thể chủ động và có tầm nhìn xa đến vậy.
Nhưng khi họ phát triển các sự kiện và ngày càng có nhiều kinh nghiệm, tôi bắt đầu nhận thấy sự phát triển tích cực trong đó - sự phát triển cá nhân thực sự. Vì vậy, trong năm nhất và năm thứ hai của tôi, ý tưởng về TEDx đã liên kết chặt chẽ với điều đó: phát triển cá nhân và đẩy lùi các ranh giới.
Vào thời điểm đó, tôi đã xin bảo lưu một năm để hoàn thành nghĩa vụ quốc gia tại quê nhà ở Đài Loan.
Khoảng thời gian đó thực sự đã thức tỉnh tôi. Tôi đã gặp rất nhiều người, nhiều người trong số họ đã sống cuộc sống không ổn định và đầy khó khăn, và tôi thấy những trải nghiệm này thực sự rất gian khó, nhưng nó đã thôi thúc tôi phải suy nghĩ về cuộc sống của mình từ trước cho đến nay, và khiến tôi nhận ra rằng tôi đã may mắn đến nhường nào. Khi tôi tự hỏi bản thân mình, tôi đã bỏ ra bao nhiêu nỗ lực để tận dụng tối đa các cơ hội dành cho tôi, câu trả lời thật đáng thất vọng.
Vì vậy, khi tôi trở lại Đại học Ritsumeikan, để tận dụng tối đa những cơ hội của mình, tôi đã bắt đầu truyền bá ý tưởng đưa vào sự kiện TEDx và bắt đầu kết nối, tiếp cận với mọi người.
Làm thế nào để bạn có thể tổ chức được sự kiện này?
Khi bắt đầu, có khá nhiều nguồn thông tin có sẵn trên trang web của TED. Cộng đồng TEDx, nơi mà tôi tham gia sau khi nhận được giấy phép TEDx, đã hỗ trợ tôi rất nhiều và giúp tôi tiếp cận được những thông tin về việc làm thế nào để có thể tổ chức được sự kiện này. Nó giúp tôi hình dung được một cách rõ ràng về nhóm tổ chức sự kiện nên như thế nào và sau một vài thay đổi, cuối cùng tôi đã quyết định được việc phân chia các nhóm phụ trách với các mảng như sau: dịch thuật, diễn giả, nhà tài trợ và tài chính, quan hệ công chúng, truyền thông đại học, thiết kế hình ảnh và cuối cùng là hậu cần.
Khi lựa chọn trưởng nhóm, tôi đều cố gắng thực hiện phỏng vấn trực tiếp bất cứ khi nào có thể; và nhấn mạnh rõ ràng rằng tôi sẽ chỉ liên lạc với những thành viên chủ chốt để đảm bảo không có thông tin sai lệch hay hiểu lầm.
Chủ đề được TEDx chấp nhận cho sự kiện này là “Exploration”. Ý tưởng này là để khuyến khích mọi người bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, vượt qua các ranh giới, và thử sức với những điều mà bản thân chưa biết đến.
Dựa vào điều này, nhóm phụ trách mảng diễn giả sau đó bắt đầu chuẩn bị tìm kiếm diễn giả – nghiên cứu và phỏng vấn các ứng viên trước khi lựa chọn những ứng viên thành công bằng việc chuẩn bị cho việc lên ý tưởng, quyết định chủ đề, và duyệt lại kịch bản cùng nhau.
Thông tin về các doanh nhân được tìm kiếm qua các website về doanh nhân. Tôi đã nhắm sẵn trong đầu một người có thể diễn thuyết về chủ đề liên quan đến sức khỏe của tinh thần, và với diễn giả là các sinh viên, tôi đã bàn luận với các trưởng nhóm của nhóm diễn giả và quan hệ công chúng về việc tìm kiếm các diễn giả ngay tại trường đại học của mình. Và cuối cùng chúng tôi đã thực hiện ý tưởng về một sự kiện mở - với hình thức như một buổi audition, và yêu cầu mọi người gửi lý lịch cá nhân kèm theo 1 video dài 1-3 phút.
Thực sự chúng tôi đã tốn rất nhiều công sức, nhưng chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ không thể là một sự kiện Đại học Ritsumeikan TEDx thực thụ nếu chúng tôi không có ít nhất 1 diễn giả là sinh viên của trường.
Khi tổng kết lại sự kiện, bạn có mối quan tâm hay lo lắng gì mà bạn đã vượt qua trong ngày diễn ra sự kiện?
Đối với sự kiện, chúng tôi đã lên một bản kế hoạch chạy chương trình vô cùng chi tiết, liệt kê thời gian của những việc phải hoàn thành, thời gian và địa điểm cho các cuộc họp, v..v, và trong ngày diễn ra sự kiện, những chuẩn bị này thực sự trở nên rất vô giá.
Đỉnh điểm nhất sau hơn một năm chuẩn bị là cuối cùng chúng tôi đã có 5 diễn giả, diễn thuyết về các chủ đề đa dạng từ ‘Is external care important: Exploring the transformative power of Fashion’ đến ‘Life is forever Exploring’.
Trớ trêu là điều mà tôi lo lắng nhất lại không liên quan gì đến những vấn đề tiềm tàng như liệu các diễn giả có diễn thuyết thành công không, hay số lượng khán giả có thấp không, mà lại là vấn đề liên quan đến thiết bị dịch thuật. Đây là điều mà chúng tôi đã phải dàn xếp do phải cân nhắc về mặt kinh tế.
Trên thực tế, chúng tôi không thể cung cấp cho các phiên dịch viên một khu vực riêng tách biệt, nên đã có lúc giọng của người phiên dịch đã lẫn vào giọng của diễn giả, nhưng may mắn là chúng tôi đã có thể giải quyết vấn đề này tương đối dễ dàng bằng cách đặt người đứng gần họ và nhắc phiên dịch viên nói khẽ hơn.
Rất may là cuối cùng mọi việc đều ổn và sự kiện đã thành công tốt đẹp. Số lượng khán giả cũng rất đông, lên đến gần 100 người; các diễn giả đều đúng giờ, không có lỗi kỹ thuật xảy ra; mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp đến không ngờ.
Tôi vô cùng may mắn khi được gặp và làm việc với tất cả những người đã thực hiện sự kiện này, chúng tôi đã thành công trong việc làm một điều gì đó tuyệt vời, xây dựng được một điều gì đó bắt đầu từ con số 0.
Việc mà chúng tôi có thể đạt được rất nhiều thứ cùng nhau là điều mà tôi vô cùng tự hào.
<2019015>
"Nếu bạn thích bài viết này, hãy "like" trên Facebook. Chúng tôi sẽ thông báo tới bạn thông tin các sự kiện và hội thảo."