“Xin chào tất cả mọi người”.
Người mà được người Nhật kính nể và trịnh trọng cúi đầu chào đón là ông Tạ Sơn Tùng, chủ tịch hội đồng thành viên Rikkeisoft. Rikkeisoft được thành lập vào năm 2012 tại Việt Nam. Chữ “Ri” trong tên công ty bắt nguồn từ Đại học Ritsumeikan. Công ty bắt đầu chỉ với 4 nhân viên, bây giờ đã tăng lên trên 300 nhân viên và thành lập cả tư cách pháp nhân Nhật Bản vào năm 2016. Với toàn bộ đối tác là doanh nghiệp Nhật Bản, hàng năm công ty đang mở rộng từ các lĩnh vực ứng dụng Smartphone, Game, Web System cho tới lập trình phần mềm liên quan tới tài chính – kinh doanh và cả nội dung kinh doanh. Hơn một nửa số nhân viên có trình độ tiếng Nhật (JLPT) cao cấp, hầu như không gặp khó khăn gì trong giao tiếp sử dụng tiếng Nhật. Thêm vào đó, công ty đang ngày càng gia tăng số lượng khách hàng thân tín bằng việc tuyển nhân tài ưu tú từ các trường đại học khó nhất và luôn nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ông Tùng đến Nhật Bản từ năm 2009. Khi còn là sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ông đã đi du học chuyên ngành Khoa học và Công nghệ thông tin tại trường Đại học Ritsumeikan với tư cách là sinh viên đợt thứ nhất theo chương trình phát triển nguồn nhân lực IT của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản. Ông học tại Đại học Ritsumeikan 2 năm, sau đó quay trở về Việt Nam và bắt đầu tìm việc ở các công ty IT lớn nhất trong nước. Tuy có công việc với tư cách là quản lý dự án, nhưng vì mong muốn làm việc với đối tác là người Nhật ở đất nước Nhật Bản mình yêu thích, ông đã tự lập nghiệp cho đến ngày hôm nay.
Ông Tùng kể: “Thời gian du học, tôi ở phòng nghiên cứu nhiều tới mức độc chiếm giáo sư. Tôi đã học được rất nhiều phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề, kể cả trong các lĩnh vực khác. Có tôi ngày hôm nay là nhờ trường Đại học Ritsumeikan”. Với mong muốn hợp tác bất cứ cái gì mình có thể làm, ông đang kết hợp với trường Đại học Ritsumeikan duy trì viêc tiếp nhận hàng chục thực tập sinh mỗi năm.
Ông Tùng sinh ra ở Trạch Xá, ngôi làng truyền thống áo dài ở phía nam thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Mẹ ông cũng đã từng làm thợ may áo dài, nhưng 20 năm trước mỗi chiếc áo dài chỉ có giá khoảng 100 yên (hai mươi nghìn đồng) nên cuộc sống rất nghèo khó. Dù trong tình cảnh như vậy, bố mẹ ông vẫn luôn dang rộng cánh tay giúp đỡ những người gặp khó khăn, cấp giường nhà mình cho những người cần chỗ ngủ và cùng nhau sinh sống.
“Có một thời gian bố tôi đã đưa đứa con trai của người quen ở bệnh viên về nhà chăm sóc. Cậu ấy rất thông minh, đã dạy học cho tôi giống như gia sư vậy. Những điều thú vị về IT mà tôi được dạy cũng là từ cậu ấy”. Để học kiến thức chuyên môn về IT, ông Tùng đã tiến thân vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội – một trường có tiếng tăm về khoa học tự nhiên, cùng thời điểm đó, với mong muốn được học tập tại Nhật – đất nước phát triển ở Châu Á, ông đã quyết chí sẽ đi du học Nhật Bản. Ông học vào nửa đêm từ 2 giờ đến 6 giờ sáng, rồi cứ thế đến trường để tham gia giờ học bắt đầu lúc 6 giờ 45 phút. Ông học vào thời gian sáng sớm như vậy là có lý do. Vừa là giúp đỡ việc nhà, vừa do bố mẹ ông mặc dù lúc nào cũng ưu tiên việc học cho con cái nhưng rất lo lắng cho đứa con trai suốt ngày chỉ có học, có lúc còn bảo ông: “Thi thoảng ra ngoài chơi đi con”. Tuy nhiên trong suốt 3 năm ông không hề dao động, luôn tiến về phía trước cho đến khi có được chiếc vé đến Nhật Bản trong tay.
Nếu hỏi ông đã từng lo sợ khi chọn đối tác kinh doanh là người Nhật không, thì câu trả lời ngay lập tức là “Không”. “Người Nhật nghiêm túc và không nói dối. Hơn nữa, họ không theo chủ nghĩa kết quả mà chú trọng vào quy trình, đánh giá con người dựa trên sự nỗ lực”. Và ông cũng đang duy trì điều này. Ông nói với đôi mắt sáng long lanh: “Tôi bắt đầu từ hai bàn tay trắng, không tiền, không mối quan hệ. Có thất bại đi chăng nữa thì tôi cũng chẳng có gì để mất cả, vậy có gì mà tôi phải sợ chứ. Cho tới giờ tôi cũng không hề thay đổi điều này. Tôi còn có nhiều thứ muốn làm hơn nữa nên không có thời gian rảnh để sợ hãi đâu”.
Độ tuổi trung bình tại Việt Nam là 28 tuổi. Ông Tùng chỉ ra rằng sau khi thực hiện chính sách Đổi Mới năm 1986 chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường, tỷ lệ tăng trưởng kinh kế Việt Nam năm 2016 là 6.21% và duy trì ở mức tăng trưởng nhanh, tuy nhiên kiến thức trong công việc và đối với chất lượng sản phẩm vẫn còn ở mức thấp. “Người Việt Nam thích hàng made in Japan hơn là made in Viet Nam. Chính bản thân người Việt Nam cũng không tin tưởng vào sản phẩm của đất nước mình. Tôi muốn tầm cao kiến thức về chất lượng sản phẩm và công việc của người Nhật được thâm nhập vào Việt Nam”.
Đã có lúc ông cảm thấy nuối tiếc khi mình xuất thân từ Việt Nam. Trong thời gian du học ở Đại học Ritsumeikan, vì không kịp xin Visa nên ông đã không thể tham dự buổi hội thảo về học tập tổ chức tại Anh. “Được tham gia hội thảo ở nước ngoài từng là ước mơ của tôi. Bạn cùng lớp tôi không cần Visa cũng có thể đến Anh, vậy mà tôi không được nhập cảnh. Tôi thật sự cảm thấy Việt Nam không được thế giới công nhận”. Tôi muốn phát triển nền kinh tế Việt Nam tới mức con cháu mình không cần Visa cũng có thể xuất ngoại. Tôi muốn xây dựng một đất nước được thế giới tôn kính và thừa nhận giống như Nhật Bản. Suy nghĩ đấy chính là động lực thúc đẩy của ông Tùng.
Mục tiêu của ông là cho đến năm 2020, toàn công ty sẽ có khoảng 1000 nhân viên và mức doanh thu vượt qua con số 25 triệu yên. Vài ngày trước ông nhận được một đề xuất từ chủ tịch một công ty Nhật Bản. Đó là lời thách đấu xem bên nào phát triển công ty đến mức số lượng nhân viên vượt quá 10.000 người trước. Ông Tùng đã điềm đạm trả lời rẳng: “Công ty đối thủ lớn hơn công ty tôi gấp bội lần. Vậy mà họ nói với tôi như vậy chứng tỏ rằng chúng tôi được công nhận là đối thủ kinh doanh của họ. Điều này làm tôi rất vui mừng. Tuy nhiên chúng tôi sẽ không chịu thua trong trận đấu này”.
→(ISSE) Khoa Khoa Học Thông Tin và Kỹ Thuật, Ngành Khoa Học Hệ Thống Thông Tin và Kỹ Thuật
→ Nâng cao tầm ảnh hưởng của Việt Nam bằng việc phát triển phần mềm
<20180019>
"Nếu bạn thích bài viết này, hãy "like" trên Facebook. Chúng tôi sẽ thông báo tới bạn thông tin các sự kiện và hội thảo."