•    
  •   

RESEARCH

NGHIÊN CỨU

Giáo sư Kanayama của trường Đại học Ritsumeikan đã tham gia Diễn đàn Quốc tế hóa Giáo dục Đại học lần thứ 2 của trường Đại học Ngoại Thương

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn Quốc tế hóa Giáo dục Đại học lần thứ 2

Trường Đại học Ngoại thương - nơi đặt trụ sở văn phòng Việt Nam của trường Đại học Ritsumeikan đã tổ chức Diễn đàn Quốc tế hóa Giáo dục Đại học lần thứ 2 (FIHE2) tại Hà Nội vào ngày 8/10/2018. Chủ đề của FIHE2 là: “Công nhận lẫn nhau trong giáo dục đại học xuyên biên giới”. Diễn đàn đã nhận được 21 báo cáo nghiên cứu của các tác giả đến từ nhiều trường đại học, các tổ chức giáo dục Quốc tế và Việt Nam. Diễn đàn có sự tham gia của một số đại sứ và đại diện đến từ 14 đại sứ quán, gần 200 đại biểu đến từ hơn 50 cơ quan giáo dục quốc gia, trường đại học, tổ chức giáo dục trong nước và quốc tế.

FIHE2 là một diễn đàn mở cho đại diện của các cơ sở giáo dục Việt Nam và quốc tế có cơ hội kết nối, thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp về vấn đề công nhận lẫn nhau để đóng góp những ý tưởng và giải pháp chiến lược, từ đó xây dựng được một hệ thống chính sách đảm bảo chất lượng giáo dục đại học xuyên biên giới góp phần làm cho nền giáo dục đại học phát triển bền vững.

Tại phiên thảo luận toàn thể, các đại biểu đã nghe các báo cáo của ba diễn giả chính gồm: (1) GS.TS Ninomiya Akira, Đại sứ của Hiệp hội Trao đổi Sinh viên Châu Á – Thái Bình Dương – UMAP; (2) PGS.TS Trần Văn Nghĩa – Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Khoa học Công nghệ, Nguyên Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam; (3) GS Kazuko Suematsu – Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục toàn cầu, Đại học Tohoku, Nhật Bản.

Tiếp nối phiên thảo luận toàn thể, 18 diễn giả khách mời đã có bài trình bày trong các phiên thảo luận song song ở các chủ đề: (1) Mô hình giáo dục xuyên biên giới; (2) Chương trình giáo dục xuyên biên giới: tích hợp cơ hội và thách thức cho công nhận lẫn nhau; (3) Phối hợp và chuẩn bị cho công nhận lẫn nhau bởi các bên liên quan. Các chủ đề trong phiên thảo luận song song đã thu hút được sự quan tâm đông đảo của các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và quản lý giáo dục trong nước và quốc tế.

Giáo sư Kanayama Ryota – Phó phòng Văn phòng Hợp tác quốc tế Đại học Ritsumeikan đã giới thiệu trường hợp của trường Đại học Ritsumeikan có trụ sở tại Kyoto với chủ đề là “Creating an international atmosphere in the center of traditional Japan” (Tạo ra một bầu không khí quốc tế ở trung tậm truyền thống Nhật Bản)

 

<20180030>

"Nếu bạn thích bài viết này, hãy "like" trên Facebook. Chúng tôi sẽ thông báo tới bạn thông tin các sự kiện và hội thảo."