•    
  •   

RESEARCH

NGHIÊN CỨU

Chiếc Smartphone chờ đợi cuộc gọi với chức năng chống nước hoàn toàn. Tại sao lại không kết nối được?

Vào một ngày hè dự định sẽ nhận được thông tin tuyển dụng thực tập sinh, tôi đã mang theo Smartphone vào bồn tắm.

Tôi sẽ cố gắng nhanh chóng hoàn thành thực tập trong khả năng có thể. Đây là cuộc đại chiến tìm việc làm của tôi. Vì thế tôi vừa cần mẫn tự mình ứng tuyển, vừa nhờ đến thông tin từ các anh chị khóa trên. May mắn làm sao khi tôi nhận được mail từ một công ty sáng giá với nội dung “Chúng ta có thể trao đổi qua điện thoại được không?”. Ngày hôm đó, tôi đã chờ đợi mỏi mòn từ sáng sớm mà không nhận được bất cứ cuộc gọi nào cả. Tôi quyết định đi tắm dưới cái nóng khủng khiếp. Tất nhiên là tôi có mang theo chiếc Smartphone với chức năng chống nước hoàn toàn mọi lúc mọi nơi. Bỗng nhiên tôi nhận được mail với nội dung: “Chúng tôi rất tiếc vì không nhận được trả lời điện thoại từ phía anh/chị”, mà điện thoại của tôi lại không hề đổ chuông.

suzuki
Hiện nay có rất nhiều Smartphone chống nước hoàn toàn đang được bày bán trên thị trường. Vì thế tôi đã nghĩ là chúng có thể sử dụng ngay cả ở dưới nước.
maeda

Đúng là chứng năng chống nước đang khá phát triển. Tuy nhiên có thể sử dụng chúng để truyền tin dưới nước hay không lại là chuyện khác.

suzuki
Nhưng thưa giáo sư, nước hầu như không có tính dẫn điện nên về mặt nguyên lý thì chẳng phải sóng điện thoại chắc chắn sẽ truyền qua được hay sao?
maeda

Đúng là nước tinh khiết hoàn toàn thì hầu như không dẫn điện. Tuy nhiên, nước máy dù có lẫn kim loại hay không thì cũng dẫn điện ở mức độ nhất định.

suzuki
Nghĩa là ở trong bồn tắm với nước máy đã đun nóng thì sóng điện thoại có nguy cơ bị chặn đúng không ạ?
maeda

Chúng ta hãy thử làm một thực nghiệm đơn giản để xem sóng điện thoại có truyền được trong nước hay không nhé.

 

Bắt đầu thực nghiệm. Để chắc chắn Smartphone không bị thấm nước hãy bọc hai lần bằng túi nilong rồi cho vào chậu rửa.

 Các dụng cụ cần thiết cho thực nghiệm: Chậu rửa, bình rót nước, túi nilong đựng Smartphone và băng keo vải để cố định nó xuống đáy chậu.

 

 

Đầu tiên, cho Smartphone vào trong túi, loại bỏ hết không khí không túi. Dán băng dính vải đã tạo sẵn hình tròn vào phần phía sau Smartphone rồi dán cố định Smartphone xuống dưới đáy chậu. Tạo cuộc trò chuyện video từ vị trí khác. Tiến hành cho nước vào chậu rửa, hình ảnh mặt đối phương lúc đầu nhìn rõ ràng chẳng mấy chốc không nhìn thấy nữa, âm thanh cũng mất, màn hình trở nên tối đen.

 

▲Trạng thái kết nối cuộc trò chuyện video. Anh Suzuki ở chỗ khác có thể xác nhận bằng màn hình. 

 

▲Cho Smartphone vào túi nilong. Loại bỏ hết không khí bên trong sao cho không bị nổi trong nước.

 

▲ Cố định túi nilong xuống đáy chậu rửa, từ từ rót nước vào.

 

▲Khi nước dần dần đầy, ảnh đối phương trên màn hình biến mất, cuộc gọi video cũng nhanh chóng kết thúc.

 

Ở trong nước, sóng điện thoại bị chặn lại nên không thể truyền phát thông tin.

Cho dù là Smartphone có đầy đủ tính năng đến mấy thì khi bị chặn sóng cũng không có tác dụng gì cả. Anh Suzuki cầm theo Smartphone chống nước hoàn thoàn vào bồn tắm để nhận điện thoại từ công ty tuyển thực tập sinh đã mắc bẫy ngoài dự tính. 

Ví dụ, ở trong thang máy Smartphone sẽ bị mất sóng. Lý do là kim loại có trong thang máy chặn sóng điện thoại. Mặt khác, đặc trưng của kim loại là có tính dẫn điện, tức là dẫn điện rất tốt.

Vì lý do này, khi sóng điện thoại chạm tới bề mặt kim loại thì nó sẽ tập trung lại và chạy dọc theo bề mặt đó. Mặc dù vậy nhưng không có nghĩa là kim loại hoàn toàn không truyền sóng điện thoại. Nếu bề mặt kim loại chỉ vài micromet thì sóng điện thoại có thể xuyên qua. Độ sâu mà sóng điện thoại xuyên qua như thế được gọi là “độ dày bề mặt”. 

Độ dày bề mặt có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tính dẫn điện. Vì thế, kim loại có tính dẫn điện càng cao thì độ dày bề mặt càng mỏng. Vậy nước trong bồn tắm thì thế nào? Nếu là nước tinh khiết thì không dẫn điện, còn nước máy thì dẫn điện ở mức độ nhất định. Có nghĩa là, nước nóng trong bồn tắm cũng chặn sóng điện thoại. Vì vậy, nếu mang Smartphone vào trong bồn tắm nước nóng, khi đạt độ sâu trên mức độ nhất định thì sóng điện thoại sẽ bị chặn. Với lý do đấy, anh Suzuki đã không nhận đươc cuộc gọi.

▲Giáo sư Maeda đang giải thích về cơ chế chặn sóng điện thoại.

 

suzuki
Tôi đã học về mối quan hệ giữa tỷ lệ dẫn điện và độ dày bề mặt trong giờ giảng của giáo sư Maeda. Chỉ là tôi đã không nhận ra nước máy dẫn điện.
maeda

Tôi cũng đã tổ chức giờ gảng về câu chuyện trao đổi thông tin giữa tàu điện ngầm chạy dưới biển và trạm cơ sở trên đất liền rồi nhỉ. Bởi vì sóng điện thoại sẽ suy giảm ngay lập tức ở dưới nước nên không thể sử dụng sóng ngắn và sóng cực ngắn như là phương tiện thông tin trên mặt đất. Việc thông tin với tàu điện ngầm dựa trên độ sâu đạt mục tiêu, ví dụ tần số dưới 3kHz thì có thể sử dụng sóng điện thoại cực dài với bước sóng trên 100km. Tuy nhiên, tốc độ truyền tải chậm, không thể truyền dữ liệu lớn, thêm vào đó, ăng-ten của trạm cơ sở cũng cần phải có tổng độ dài hàng chục km.

 

<20180014>

"Nếu bạn thích bài viết này, hãy "like" trên Facebook. Chúng tôi sẽ thông báo tới bạn thông tin các sự kiện và hội thảo."