•    
  •   

STUDY IN JAPAN

HỌC TẬP Ở NHẬT

Chương trình trại hè của khoa Global Liberal Arts đón chào học sinh THPT từ khắp thế giới

Chương trình bằng kép mới (GLA) mang tính đột phá của đại học Ritsumeikan và đại học Quốc gia Úc (ANU) đã chính thức bắt đầu vào tháng 4 năm nay. Với khóa sinh viên đầu tiên đã ổn định việc học tập, trại hè Global Liberal Arts đầu tiên kể từ khi thành lập chương trình đã diễn ra vào tuần thứ hai của tháng 7 (8/7-13/7) tại cơ sở Osaka Ibaraki (OIC).

Được thiết kể để cung cấp cho học sinh THPT (từ lớp 10 trở lên) một cái nhìn sâu sắc về chương trình bằng kép học bằng tiếng Anh và những trải nghiệm thực thụ về cuộc sống hàng ngày của sinh viên đại học Ritsumeikan diễn ra như thế nào, trại hè năm nay được tổ chức dưới dạng một chương trình tổng hợp trong 6 ngày.

Ở tại ký túc xá trong khuôn viên trường, các học sinh được nói chuyện một các thoải mái và thẳng thắn với các sinh viên hiện tại của trường, được giới thiệu đến rất nhiều địa điểm tham quan, trải nghiệm những âm thanh và thị hiếu của thành phố lớn thứ 2 Nhật Bản – Osaka.

Tuy nhiên, trọng tâm của trại hè là giới thiệu nội dung học thuật của chính Chương trình bằng kép, với bốn buổi chuyên đề bậc đại học để đảm bảo trải nghiệm học thuật một cách chân thực nhất cho các bạn tham dự:

Ngày 2: Giới thiệu về Global Liberal Arts

Tại buổi chuyên đề ở ngày hai, Giáo sư - Phó Trưởng khoa Global Liberal Arts - ông Eugene Choi đã giới thiệu cho sinh viên về lý do đằng sau việc thành lập chương trình bằng kép.

 

Tập trung vào lịch sử và sự phát triển của Liberal Arts như một môn học, giáo sư đã chỉ ra nhu cầu thành lập chương trình bằng cách giải thích nội dung cốt lõi của chương trình, dưới dạng 'Ba trụ cột chính': ‘Cosmopolitan Studies’, 'Civilization Studies' và 'Innovation Studies', cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, sự sáng tạo và trang bị những nhận thức quan trọng cần thiết để thể thích nghi với xã hội và thành công trong tương lai.

  

 

Ngày 3: Cosmopolitan Studies

Vào ngày ba, Phó giáo sư - trợ lý Trưởng khoa Global Liberal Arts - ông Christophe Thouny đã hướng dẫn buổi chuyên đề về nghiên cứu văn hóa nằm trong nội dung của cột trụ về ‘Cosmopolitan Studies’. Với tiêu đều ‘The City in Maps: cartographic culture and urban life’, buổi chuyên đề đã tổng hợp những ý kiến đóng góp của các bạn học sinh tham dự , cùng với khái niệm về bản đồ học, để giới thiệu những cách nghĩ và phương pháp khác nhau để nghiên cứu văn hóa.

Xuyên suốt chương trình, các bạn học sinh được tương tác và tham gia các thử thách. Các bạn được chia thành các nhóm nhỏ để cùng động não suy nghĩ về khái niệm ‘văn hóa’ và được khuyến khích tham gia trả lời các câu hỏi như ‘Nghiên cứu văn hóa là gì?’, v..v..

 

Ngày 4: Civilization Studies

‘Civilization Studies’ đã được giới thiệu vào ngày thứ 3 dưới hình thức một thử thách cho các bạn học sinh tham gia suy nghĩ về giáo dục lịch sử của mình trong bối cảnh đó của những bạn tham gia khác. Phó giáo sư Hitomi Koyama, đã dẫn dắt một buổi học với trọng tâm về lịch sử hiện đại và sự đa dạng của trải nghiệm, từ đó đã có một cuộc thảo luận tổng kết sôi nổi giữa các thành viên với câu hỏi về bản sắc tập thể và trách nhiệm.

  

Ngày 5: Innovation Studies

Buổi chuyên đề cuối cùng, cũng là buổi chuyên đề thứ hai được hướng dẫn bởi giáo sư Choi, tập trung vào mảng ‘Innovation Studies’.

Buổi học đề cập đến một loạt các chủ đề từ ‘fractal organization’ trong quản lý kinh doanh đến các lý thuyết về triết học và trí tuệ nhân tạo. Ba câu hỏi chính: 1. Kiến thức đến từ đâu? 2. Có những loại kiên thức nào? 3. Làm thế nào để tạo ra kiến thức mới? đã được giải thích cụ thể hơn xuyên suốt nội dung học của cột trụ ‘Innovation Studies’ trước khi giáo sư có một bài giới thiệu tóm tắt về các hoạt động nghiên cứu liên quan của mình.

 

 

Học sinh tham gia - Monica Teramoto đã phát biểu ở buổi học cuối cùng:

Tôi thực sự rất thích buổi học hôm nay vì nó có liên quan với các phần trong chương trình học THPT hiện tại của tôi - lý thuyết về kiến thức và tâm lý học. Nó khiến tôi quan tâm nhiều hơn về những chủ đề đó và khiến tôi cảm thấy thật hào hứng khi đến học tại Khoa Global Liberal Arts.

Về khuôn viên trường:

Tôi thấy trường rất hiện đại, mới và mang tính quốc tế với các sinh viên đến từ rất nhiều các quốc gia khác nhau. Tôi thực sự thấy bất ngờ. Nó làm tôi cảm thấy rất thích thú, nhưng cùng lúc cũng vô cùng thoải mái.

Tìm hiểu thêm về chương trình Global Liberal Arts tại: http://en.ritsumei.ac.jp/gla/

 

<2019017>

"Nếu bạn thích bài viết này, hãy "like" trên Facebook. Chúng tôi sẽ thông báo tới bạn thông tin các sự kiện và hội thảo."