•    
  •   

RESEARCH

NGHIÊN CỨU

Ý tưởng gì để cứu vãn cuộc khủng hoảng nước uống ở Việt Nam, mang lại nguồn nước sạch và an toàn?

Nguồn nước sạch và an toàn cho mọi người - Thách thức cho các nhà nghiên cứu trẻ tại Ritsumeikan.

Ở Nhật Bản, chỉ cần vặn vòi nước máy là có ngay nguồn nước dồi dào, sạch và an toàn để sử dụng. Tuy nhiên, với nhiều nơi trên thế giới, điều này thực sự xa xỉ, thật khó để nói rằng các cơ sở cung cấp nước uống an toàn được trang bị đầy đủ. Ở nhiều nơi, các cơ sở cung cấp và làm sạch nước chỉ được bố trí ở khu vực đô thị, sau khi rời khỏi khu vực thành thị, tình hình cung cấp nước đã thay đổi hoàn toàn.

Trợ lý giáo sư Toshiyuki Shimizu, Đại học Ritsumeikan nói: “Cho đến nay, các dự án cải thiện cơ sở hạ tầng nước ở các nước đang phát triển dựa trên nguồn hỗ trợ ODA vẫn đang được thực hiện. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp tư nhân cũng đã tăng cường đầu tư quy mô lớn vào hệ thống cơ sở hạ tầng ở nước ngoài. Tuy nhiên, khó có thể tiếp tục cung cấp nước uống an toàn chỉ bằng cách xây dựng phần cứng”.

Đầu tiên, ngay cả khi đã có hệ thống cơ sở hạ tầng, vẫn có nhiều trường hợp chất lượng nước không đủ tiêu chuẩn để uống. Mặt khác, ngay cả khi tiêu chuẩn chất lượng và các thiết bị khử trùng được hoàn thiện, các nhà máy xử lý nước đã có thể cung cấp nước với chất lượng có thể uống được, thì vẫn có lo ngại rằng do áp suất nước của ống phân phối thấp, mất nước thường xuyên sẽ làm cho các vi sinh vật gây bệnh và chất gây ô nhiễm lẫn vào nước trước khi đến chảy đến vòi. Hơn nữa, mặc dù việc đưa vào sử dụng các thiết bị cung cấp nước uống từ nguồn vốn ODA là dấu hiệu tích cực, thì theo thời gian, vẫn cần mở rộng các cơ sở xử lý nước, tái bảo dưỡng hệ thống phân phối và bảo trì các thiết bị cũ. "Nói tóm lại, không có tiền và nguồn nhân lực, vì vậy ở các nước đang phát triển, ngay cả khi các cơ sở cấp nước đã được đưa vào sử dụng, vẫn có nhiều khu vực không thể duy trì và tiếp tục sử dụng".

Vậy, làm thế nào để có thể tạo ra một hệ thống cấp nước sạch bền vững ở các nước có nguồn lực kinh tế hạn chế? Ông Shimizu đã đề xuất “hệ thống cung cấp nước lai” kết hợp cả “cấp nước thông qua đường ống phân phối nước” và

“cấp nước uống đóng chai”.

Nhiều nơi ở các nước đang phát triển, họ sử dụng và bảo quản nước bằng cách đun sôi, dùng máy lọc nước gia đình hoặc mua nước. Nước mua bao gồm nước từ các xe cấp nước dạng xe tải, nước đóng chai từ nước ngầm hoặc nước suối của các hộ bán nước cá nhân, hoặc nước đóng chai của các hãng sản xuất nước giải khát. Đây là cách mà Shimizu và các cộng sự nghĩ ra. Không thể đòi hỏi khắt khe chất lượng của nước máy, nếu uống thì mua nước đóng chai. Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc cung cấp nước đóng chai không phải từ cá nhân hay tư nhân mà do doanh nghiệp cung cấp nước thực hiện, tại nhà máy, họ đóng chai loại nước đã được xử lý với tính an toàn cao và bán với giá rẻ hơn bình thường. Ông Shimizu nói: “Không cần đầu tư thiết bị với quy mô lớn, người dân vẫn có thể tiếp cận với nguồn nước uống an toàn với mức giá thấp. Mặt khác, các cơ sở kinh doanh nước có thể dùng doanh thu từ việc bán nước đóng chai để đầu tư vào bảo trì, thay mới và mở rộng các thiết bị làm sạch và đường ống dẫn nước”. Điều này có thể giúp cung cấp nước uống an toàn từ nước máy trong tương lai. Đó là “hệ thống cấp nước phát triển mang tính bền vững”, chưa từng thấy từ trước đến nay..

“Hệ thống cung cấp nước lai” có khả thi hay không? Để xác nhận điều này, Shimizu và các cộng sự đã tiến hành khảo sát người dân và các doanh nghiệp cấp nước bằng bảng hỏi; khảo sát kiểm định khối lượng nước tại 3 nước Việt Nam, Philippines và Lào.

Dựa trên kết quả khảo sát, đầu tiên, tỷ lệ sử dụng nước mua ở 1 phần Philipines và Lào là 60% đến hơn 90%; trong khi ở Việt Nam, con số này chỉ là 1,6% đến 1,8%. Tiếp theo, xem xét tỷ lệ chi phí liên quan đến nước đối với thu nhập hộ gia đình, chi phí nước và chi phí mua nước ở 3 quốc gia là từ 3 đến 7%. Xem xét từ báo cáo của OECD (Tổ chức Phát triển Kinh tế) rằng "Chi phí nước và vệ sinh mong muốn chỉ là 3-5%", thì con số này sẽ là "tốn kém" cho mỗi hộ gia đình. 

"Mặc dù cần phải tính đến lợi nhuận của dự án nhưng vẫn có thể duy trì mức giá của nước đóng chai ở khoảng một nửa giá thị trường và giữ chi phí mua trong khoảng 3% thu nhập hộ gia đình. Dù vậy, các hộ gia đình có thu nhập thấp, có tỷ lệ tiền phí nước so với thu nhập chiếm hơn 10% vẫn sẽ được trợ cấp bởi chính phủ hoặc chính quyền địa phương. Từ đó, khả năng được đưa vào sử dụng sẽ cao hơn". 

Việc cung cấp nước còn chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như lượng mưa, lịch sử, bối cảnh văn hóa, thực trạng địa lý… của từng quốc gia. Ông Shimizu cho rằng. "Điều quan trọng là đề xuất một cơ chế phù hợp với từng đặc tính".

  

“Nhu cầu "nước sạch" đang ngày càng gia tăng ở khu vực châu Á. Năm bắt cơ hội này chính là chìa khóa cho các “doanh nghiệp nhỏ” giàu ý tưởng nhưng không thể đầu tư quy mô lớn”.

Đề xuất này cho thấy rõ tầm nhìn của ông Shimizu.

 

 <20180002>

"Nếu bạn thích bài viết này, hãy "like" trên Facebook. Chúng tôi sẽ thông báo tới bạn thông tin các sự kiện và hội thảo."