•    
  •   

STUDY IN JAPAN

HỌC TẬP Ở NHẬT

Phỏng vấn sinh viên: Mari Kumura đế từ Honolulu – sinh viên đại học năm 3 của chuyên ngành Global Studies (GS) tại cơ sở Kinugasa, thành phố Kyoto.
  • Lý do vì sao bạn lựa chọn đại học Ritsumeikan?

Tôi đã tham dự một số hội thảo du học có các đại học từ Nhật Bản đến tham dự. Điều này giúp tôi có ý tưởng về việc du học tại Nhật Bản. Từ đó tôi đã bắt đầu tự tìm hiểu trên internet để nghiên cứu về các trường đại học và các khóa học, nhưng thực ra cuối cùng thì mẹ tôi lại là người khuyên tôi chọn cơ sở Kinugasa của đại học Ritsumeikan tại Kyoto.

Khi chọn lựa nơi để du học, tôi ưu tiên việc liệu những ngành học tại đó có phù hợp với sở thích của tôi là khoa học chính trị, luật và xã hội học không. Lúc đầu tôi cũng tìm hiểu các trường về khoa học chính trị tại Mỹ, nhưng vì tôi là người Hawaii gốc Nhật thế hệ thứ 3, ý tưởng về việc tìm hiểu về nguồn cội của tôi trong khi học tập cũng thật sự hấp dẫn.

Tôi đã sang Nhật Bản trước khi nộp hồ sơ, chuyến đi này vừa như một kỳ nghỉ, vừa là một dịp để tôi tham quan các trường đại học trong khoảng 10 ngày. Tôi đã đến thăm các trường đại học ở Tokyo trước, nhưng tôi thấy cuộc sống tại đây quá bận rộn so với sở thích của tôi. Khi tôi đến thăm cơ sở Kinugasa tại Kyoto, tôi thực sự cảm thấy gần gũi như nhà của mình vậy.

Kyoto đã gợi nhớ cho tôi rất nhiều điều khi ở Hawaii. Có một sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và thành phố. Nếu bạn muốn trải nghiệm một điều gì đó hiện đại, bạn luôn có thể vào trung tâm thành phố để vui chơi, nhưng nếu bạn giống tôi và cũng thích đạp xe và đi bộ đường dài để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, tất cả những điều đó bạn đều có thể được trải nghiệm ở thành phố Kyoto.

Tôi cũng rất ấn tượng với bộ phận quản trị. Khi tôi liên lạc với văn phòng của Khoa Quan hệ Quốc tế, họ đã phản hồi tôi chỉ trong 1 tuần. Họ cũng dẫn tôi tham quan xung quanh khi tôi đến trường và giới thiệu cho tôi biết chuyên ngành Global Studies là gì. Tôi cảm thấy rằng họ thực sự đồng điệu với sinh viên và luôn sẵn sàng giúp đỡ.

 

 

  • Nội dung khóa học Global Studies

Điều đầu tiên mà tôi nghĩ đến về khóa học là sự đa dạng của sinh viên tạo nên chuyên ngành Global Studies. Đó là điều mà mặc dù bạn có thể tìm thấy ở Mỹ, nhưng ở đây, nó hoàn toàn ở một cấp độ khác. Mọi người đến từ rất nhiều nước khác nhau và tất nhiên, họ cũng chia sẻ những vấn đề của đất nước họ trong các buổi thảo luận nhóm.

Tôi nghĩ rằng nếu tôi ở Mỹ, tôi sẽ không thể tiếp xúc với nhiều ý kiến và quan điểm đa dạng như vậy. Giờ đây tôi đã có bạn bè từ khắp nơi trên thế giới – Đông Nam Á, Đông Á, Châu Âu và hơn thế nữa, và khi nói về những vấn đề cụ thể như chính sách đối ngoại liên quan đến Nhật Bản hay Mỹ, họ thực sự chia sẻ với bạn những điều mà bản thân họ thấy lo lắng về đất nước của họ.

Học hỏi trực tiếp từ rất nhiều người và lắng nghe rất nhiều quan điểm khác nhau đã thực sự mở rộng suy nghĩ của tôi.

Về chương trình học, tôi cố gắng sắp xếp thời gian biểu của mình theo một chủ đề nhất quán trong suốt  cả năm.  Tôi bắt đầu dành chút thời gian trong năm nhất để suy nghĩ về việc giáo sư nào sẽ phù hợp với tôi từ những khóa học nền tảng cơ bản.

Ví dụ, trong năm nhất tôi chọn môn Giới thiệu về Quan hệ Quốc tế, tôi thực sự rất tâm đắc với giảng viên của tôi – Phó Giáo Sư Hiroaki Ataka, vì vậy mà tôi đã chọn môn của thầy ấy vào kỳ học tiếp theo. Đó là lớp Chính trị Quốc tế đương đại (CIP), và để bổ sung, tôi cũng chọn cả lớp Quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ. Hai khóa học này đã giúp tôi sử dụng những thay đổi trong hệ thống chính trị Mỹ để hiểu thêm về mối quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ từ những năm 1950 đến ngày nay.

    

 *Lưu ý: Nội dung chương trình đã được update vào năm 2018. Vì vậy những khóa học được nhắc đến phía trên: “Giới thiệu về chính trị quốc tế” và “Chính trị quốc tế đương đại” đã được thay đổi thành một khóa học hoàn toàn mới: “Chính trị cho nghiên cứu toàn cầu”. Chi tiết về chương trình học mới dành cho tân sinh viên đã có tại đường link sau: http://en.ritsumei.ac.jp/ir/gs/academics/curriculum.html/

CIP đã thực sự giúp đỡ tôi học về các lý thuyết quốc tế mà tôi không hề biết đến trước đó – chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa Mác, v..v. Môn học này còn về nhiều điều hơn thế nữa, bởi nó cũng cho tôi học về sự tiến hóa của lý thuyết – chủ nghĩa hiện thực trong quá khư so sánh với chủ nghĩa hiện thực thời bây giờ. Nó đã giúp tôi rất nhiều trong việc phân tích lý thuyết trong quá khứ và xem chúng thịnh hành tại Mỹ ở thời điểm hiện tại như thế nào. Nói chung, nó đã giúp tôi suy nghĩ lại về cách các lý thuyết này đã làm thay đổi sự tương tác của Mỹ với Nhật Bản.

Những khóa học khác mà tôi đã chọn gần đây là ‘Giới thiệu về xã hội học’, ‘Nghiên cứu về Đông Nam Á’, ‘ Nhân quyền quốc tế’, ‘Nghiên cứu phát triển’. Điều này liên kết với cách mà tôi có thể chọn lựa các khóa học dự trên 1 chủ đề chung – một điều mà tôi thực sự yêu thích.

  • Về các lớp học

Hai trong số các lớp học mà tôi yêu thích là lớp của PGS. Ataka và PGS. Thomas French.

Điều mà tôi thích về cả 2 là họ không sợ việc bày tỏ quan điểm cá nhân của riêng mình, đồng thời họ cũng không ngại việc đưa vào những ý kiến chỉ trích hay ý kiến phản đối, chỉ để tạo ra một bức tranh toàn cảnh lớn hơn. Các lớp học của cả hai đều được nghiên cứu rất kỹ lưỡng,

Tôi rất thích lớp của giáo sư Ataka vì thầy luôn quan tâm đến ý kiến và phản ứng của sinh viên về bài giảng. Lớp học của thầy rất vui vẻ và ngôn ngữ mà thầy sử dụng luôn làm mọi người thoải mái. Thầy hỏi những câu hỏi mở để thu hú và giúp sinh viên thấy thoải mái để sẵn sàng thể hiện suy nghĩ và quan điểm cá nhân qua các thảo luận nhóm nhỏ và qua cách giảng dạy của thầy.

Phong cách của thầy rất thân thiện – tránh lối tiếp cận từ trên xuống dưới mà thay vào đó là một lớp học cởi mở và bình đẳng hơn, tuy nhiên, dù vậy thầy vẫn đảm bảo được bầu không khí tôn trọng của một lớp học.

  

 

 Lớp của thầy French cũng truyền cảm hứng cho tôi vì tôi rất yêu thích lịch sử. Tôi đánh giá cao các lý thuyết, nhưng tôi cũng muốn biết về các sự kiện và các mốc thời gian cụ thể, và cấu trúc các lớp học của thầy bên cạnh các lý thuyết thì có cả các yếu tố lịch sử xuyên suốt chúng nữa.

Lịch sử nếu bị dạy bởi sai người có thể sẽ rất nhàm chán, nhưng thầy French thường tổ chức thảo luận lúc bắt đầu mỗi lớp học, đó là lúc mà sinh viên có thể tập hợp thành những nhóm nhỏ và thảo luận về một điều liên quan đến lớp học. Có thời gian để nói chuyện với các sinh viên khác và chia sẻ câu trả lời với cả nhóm là điều mà tôi rất thích.

Một điều nữa là, tôi có thể kết bạn mới qua các khóa học. Tất nhiên, tôi bắt đầu kết bạn với những bạn cùng năm trước – có những hoạt động như tiệc chào mừng khi sinh viên mới sang, và rất nhiều sinh viên ở cùng nhau trong ký túc xá (I-house); nhưng sau đó tôi nhận ra rằng từ năm 2 trở đi, đặc biệt là trong năm 3, tôi bắt đầu học cùng lớp với các sinh viên hơn tuổi và cả kém tuổi, vì vậy mà tôi đã có rất nhiều bạn ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

 

  • Lời nhắn gửi đến các sinh viên tương lai

Nghe có vẻ hơi sáo rống, nhưng tôi nghĩ bạn nên đến đây với một tinh thần cởi mở và không có kỳ vọng nào khác ngoài việc học hỏi.

Khi mới đến, cá nhân tôi nghĩ rằng ‘Tôi chắc chắn sẽ trở thành một luật sư’, ‘Tôi sẽ học chuyên ngành luật sau này’, ‘Tôi sẽ trở thành ủy viên công tố chuyên về mảng trẻ em’, nhưng tôi sớm nhận ra rằng tôi có thể học hỏi và hiểu sâu sắc được thêm nhiều điều bằng cách để các ý tưởng và lựa chọn của tôi luôn cở mở. Điều này đã cho phép tôi suy nghĩ lại về các lựa chọn và thử thách bản thân tôi trước những ảnh hưởng mới – để có thể tìm hiểu được những quan điểm thay thế.

  • Ví dụ về một ngày trong cuộc sống thường nhật của bạn như thế nào?

Buổi sáng:

  - Thức dậy: 1 tiếng trước khi lớp học bắt đầu, thường là lúc 8 giờ sáng

  - Ăn sáng: tôi thường không ăn sáng mà thay vào đó là ăn trưa sớm lên

  - Tôi đến trường bằng xe đạp (Trừ khi trời mưa thì tôi sẽ đi bộ). Đạp xe mất khoảng 8 phút để đến trường và đi bộ thì mất khoảng 20 phút. (Nếu cố gắng thì tôi có thể đạp xe đến trường chỉ mất 4 phút)

  - 9:00 – 10:30: Lớp học tiếng Nhật (học viết chức Kanji, ngữ pháp và từ vựng)

  - 10:40 – 12:10: ‘Nghiên cứu về ASEAN’ (thảo luận về các quốc gia trong khối ASEAN và lịch sử của từng quốc gia)

Buổi chiều:

  - Bữa trưa: Tôi chuẩn bị một hộp cơm bento, hoặc mua gì đó từ cafeteria của trường, vì tôi thường có khoảng 50 phút cho bữa trưa. Nếu tôi không có tiế học trước hoặc sau bữa trưa, tôi và bạn sẽ đến của hàng sushi 100 yên, hoặc đi ăn các hàng teishoku (món ăn theo set) xung quanh khuôn viên trường.

  - 13:00 – 14:30: ‘Đối Ngoại của Nhật Bản’ (phân tích tác động của chính sách của chính phủ Abe và Koizumi)

  - 14:40 – 16:10: ‘Truyền thông trong chính trị thế giới’ (khóa học tìm hiểu về cách mà truyền thông – xã hội, v..v.. đã ảnh hưởng đến xu thế chính trị thế giới hiện nay)

  - Tôi cố gắng kết lúc lịch các lớp học vào khoảng 4 giờ chiều, vì tôi rất tôi rất khó có thể tập trung trong lớp sau thời gian đó.

Buổi tối:

  - Buổi tối thường lệ tôi sẽ đi làm thêm. Tôi làm ở trung tâm thành phố, nên tôi bắt xe bus từ bến Ritsumeikan Daigakumae, ngày bên ngoài trường, và xuống ở bến Kyoto City Hall. Tôi làm giáo viên tiếng Anh cho một học viện tư cho người lớn. Tôi thường làm 2-4 tiếng 1 ngày, với các lớp cá nhân khoảng 1 tiếng. Tôi về nhà khoảng 9-10 giờ tối và bắt đầu học bài hoặc nghỉ ngơi và xem youtube.

Những buổi tối khác/thời gian rảnh trong những ngày khác:

   - Nếu tôi có ngày nghỉ, tôi đi chơi với bạn bè hoặc cố gắng ôn tập cho các bài kiểm tra sắp đến (mặc dù lựa chọn thứ nhất diễn ra thường xuyên hơn lựa chọn thứ 2)

  

  

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về chương trình Global Studies tại link:

http://en.ritsumei.ac.jp/ir/gs/

 

<2019022>

"Nếu bạn thích bài viết này, hãy "like" trên Facebook. Chúng tôi sẽ thông báo tới bạn thông tin các sự kiện và hội thảo."