•    
  •   

RITSUMEIKAN

RITSUMEIKAN

Đối thoại giữa hai hiệu trưởng: Trường đại học Ritsumeikan và Đại học Ritsumeikan Châu Á Thái Bình Dương

Một khuôn viên khích lệ trí tò mò sẽ tạo ra cơ hội để con người suy nghĩ về thế giới.

 

chapter.01

Đại học và SDGs 

Nakatani

Tại Ritsumeikan, với tư cách là “Tầm nhìn trường học R2030”, tất cả các trường từ tiểu học cho đến cao học đều suy nghĩ về con người có trong xã hội từ quan điểm riêng của mình, dồn nén sự quyết tâm thách thức tự do và quả cảm, đề cao tinh thần “tự do thách thức hơn nữa”. Cho tới nay, chúng tôi đã nỗ lực cống hiến cho xã hội một cách tích cực thông qua giáo dục và nghiên cứu, lấy toàn cầu hóa làm quy chuẩn. Chúng tôi nắm bắt và sửa đổi những điều trên bằng khung SDGs – đề tài chung trên thế giới, đã và đang hỗ trợ và thúc đẩy nhiều hơn nữa các hoạt động của cá nhân với tư cách là trường học. Tôi nghĩ rằng chính điều này là cách thức nỗ lực để hướng tới SDGs mang hình ảnh Ritsumeikan.

Deguchi 

Đại học Ritsumeikan Châu Á Thái Bình Dương (APU) là liên hợp quốc của những người trẻ. Vì đây là nơi tập trung sinh viên có nhận thức cao về SDGs ở khắp các quốc gia trên thế giới nên độ nhạy trong trường cũng cao là điều dễ hiểu. Chúng tôi tin rằng vai trò của APU là tạo ra một môi trường backup các hoạt động đối với SDGs. Vậy thì, môi trường như thế nào sẽ mang lại các hoạt động mang tính tích cực của sinh viên? Đó chắc hẳn là một môi trường đa dạng.

Nakatani

Chính xác là vậy. Điều cần thiết trong tương lai là nguồn nhân lực có khả năng tìm kiếm và sáng tạo ra các giá trị mới từ thực trạng hỗn loạn và truyền thông nó ra toàn thế giới. Vì vậy điều quan trọng là tinh thần học hỏi và những trải nghiệm ấn tượng hỗ trợ nó. Hơn nữa, nền tảng cho những điều này là tính đa dạng, nói cách khác là môi trường đa dạng. Ritsumeikan đã và đang thúc đẩy tạo ra một môi trường đầy tính đa dạng thông qua sự toàn cầu hóa. Tôi tin rằng trong tương lai việc toàn cầu hóa hoạt động hàng ngày, tức là trải qua cuộc sống hàng ngày cùng với nhận thức toàn cầu là rất cần thiết. Khi đó, khung chương trình SDGs sẽ cực kỳ hữu hiệu.

  

Chapter.02

Tiếp nhận các sự việc xảy ra trên thế giới như là sự việc của bản thân mình.

 

Deguchi

Để sinh viên nỗ lực với các vấn đề trên thế giới thì điều quan trọng là sự việc này trở thành sự việc của bản thân họ. Ví dụ tại APU, sinh viên có quốc tịch khác nhau sẽ sống chung 1 phòng 2 người. Khi đó sẽ có hội thoại trong cuộc sống hàng ngày và có thể cảm nhận được sự việc của nước bạn giống như những sự việc quen thuộc. Đó là cơ hội xuất hiện các sinh viên có những hành động để giải quyết vấn đề. Đây là “Toàn cầu hóa cuộc sống hàng ngày”. Bằng cách này, tôi nghĩ rằng vai trò của giáo dục là đưa vấn đề của thế giới trở thành vấn đề của cá nhân.

Vì vậy, điều cần thiết đó là trải nghiệm ấn tượng. Kể cả ở đại học cũng vậy, nhất là thời gian đầu, và cả những trải nghiệm ấn tượng từ thời trung học cơ sở, trung học phổ thông nữa, hoạt động một cách tự giác của học sinh là điều rất quan trọng.

  

Nakatani

Tôi nghĩ rằng vai trò trọng yếu của giáo dục là tạo ra cơ hội để con người chủ động nhận thức được vấn đề và tạo ra một môi trường nuôi dưỡng nhận thức đó. Những gì bạn không thể làm với AI (trí thông minh nhân tạo) là việc đặt câu hỏi chính xác. Để nuôi dưỡng nguồn nhân lực có thể làm điều này cần thiết phải có kinh nghiệm đa dạng về nhận thức, suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Tôi tin rằng chúng tôi có thể cung cấp môi trường trải nghiệm như vậy và nuôi dưỡng nhận thức vấn đề của học sinh với tư cách là một trường đại học.

 

chapter.03

Thử thách nhiều hơn nữa bằng việc học nghệ thuật tự do. 

Trở ngại khi con người hành động thực chất là trong tâm trí của bản thân họ. Họ đặt một rào cản trong vô thức rằng “chắc tôi không thể”. Tuy nhiên, nếu họ muốn làm thì điều gì cũng có thể. Tôi nghĩ rằng sứ mệnh của đại học kể từ bây giờ là loại bỏ các rào cản vô thức và tạo ra các điều kiện để mọi người tràn đầy sinh lực tham gia thử thách. 

Nakatani

Đúng vậy. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng phát huy tri thức cùng với năng lực để thử thách, phát triển thể lực và trí lực cơ bản để sống chính là nghệ thuật tự do. Đại học Ritsumeikan, bắt đầu từ khoa nghệ thuật tự do toàn cầu cho đến toàn trường đang hướng tới mục tiêu đưa các năng lực này vào nuôi dưỡng nguồn nhân lực, dẫn dắt tới việc phát hiện và giải quyết các vấn đề đa dạng trên thế giới. 

Deguchi

Việc nỗ lực vào SDGs có thể giải thích chính xác là một phần của việc học nghệ thuật tự do. Đây là lý do tại sao từ trường đại học cho đến các tổ chức giáo dục đều đang nỗ lực vào SDGs. 

 

chapter.04

Tạo ra các trường đại học luôn mong chờ sáng tạo ra ngành học mới.

Deguchi

Tạo ra các trường đại học thú vị như hiệu trưởng Nakaya đã nói trước đó. Tôi hoàn toàn tán thành với đều này. Con người không thể hành động với vấn đề mà họ không hứng thú. Nếu vậy thì chẳng phải là cần thiết tạo ra một địa điểm, nơi mà con người có thể tìm ra những gì họ muốn làm hay sao. Tại APU, bất kể là sinh viên hay giảng viên, nhân viên, tất cả mọi người đang chuyên tâm tạo ra một địa điểm thú vị dựa theo slogan “One APU”. Ở Nhật Bản, phần lớn sinh viên di chuyển từ nông thôn đến khu vực trung tâm thủ đô, tuy nhiên APU chiếm 2/3 tổng số sinh viên đến từ Tokyo và khu vực lân cận. Vì sao lại thế? Tôi nghĩ là vì con người sẽ tập trung vào những nơi thú vị. 

 

 

Nakatani

Đại học là địa điểm của các hoạt động sáng tạo tri thức. Điều quan trọng là tạo ra một trường đại học mà khi bạn đặt chân đến khuôn viên trường, tận mắt xem và cảm thấy ở đây thật thú vị. Ví dụ, tại khuôn viên Biwaco Kusatsu, chúng tôi đã tổ chức thực nghiệm kiểm chứng sử dụng robot. Chúng tôi đưa robot vào làm các công việc như vận chuyển, dọn dẹp vệ sinh để trực quan hóa các công nghệ tiên tiến nhất. Các “Mono” như tòa nhà vô cơ hoặc khuôn viên sẽ thay đổi thành “Coto” như khu vực hoạt động sáng tạo trí tuệ. Điều đó khơi gợi trí tò mò và sản sinh ra việc học hỏi những điều mới. Kể từ mùa xuân năm nay, toàn trường sẽ bắt đầu hai hoạt động thử thách mới là SDGs và “trực quan hóa tri thức”, tạo ra môi trường để sinh viên trải nghiệm nghiên cứu và học tập.

Deguchi

Con người là vật thể sống có cảm giác. Để có thể tiếp nhận thông tin bằng cả năm giác quan, chúng tôi muốn biến khuôn viên thành địa điểm có trải nghiệm nhiều thông tin đa dạng. Ngoài ra, “sự dung hợp” cũng là 1 từ khóa giống như là phương kế tạo ra sự thú vị. Các giá trị mới được sinh ra nhờ vào việc kết hợp nhiều yếu tố đa dạng như khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, kinh doanh và thiết kế,… Điều đó có thể xảy ra là vì có sự đa dạng. Chúng ta không thể hòa trộn khi chỉ có một màu duy nhất đúng không.

Nakatani

Đúng vậy nhỉ. Cũng cần phải lưu ý cả cách hòa trộn khi thực hiện đa dạng. Việc vừa dung hòa vừa giữ được nét riêng của mỗi cá nhân khi tạo ra cái mới là rất quan trọng, nỗ lực tạo ra sự dung hợp đa dạng chính là chìa khóa làm nên điều này.

Deguchi

Sự kiện “Tuần lễ đa văn hóa” đang được tổ chức tại APU cũng là một phương pháp dung hợp. Sự kiện giới thiệu ngôn ngữ và văn hóa của các quốc gia và khu vực khác nhau diễn ra hàng tuần, số lượng sinh viên của quốc gia chỉ cho phép ở mức dưới một nửa trong số các nhân viên vận hành tổ chức. Các sinh viên ở các quốc gia và khu vực khác nhau đang tạo cho nhau sự khích lệ mới mẻ bằng việc giao lưu nền văn hóa của đất nước họ.

 

chapter.05

Kết nối chiều ngang và chiều dọc, tạo ra cơ hội. 

Ý nghĩa to lớn của việc nỗ lực với SDGs là tạo ra các kết nối mới thông qua việc giải quyết các vấn đề chung trên thế giới. Đầu tiên là sự kết nối theo chiều ngang giữa các ngành học và trường đại học, xa hơn nữa là giữa các công ty, cộng đồng và xã hội. Cái tiếp theo là kết nối theo chiều dọc từ tiểu học đến cao học và cả sau tốt nghiệp. Trong mối liên kết đó, con người có thể tạo ra các giá trị mới bằng việc vừa có suy nghĩ riêng của bản thân, vừa thấu hiểu suy nghĩ của người khác.

Deguchi

Khuôn viên của trường Ritsumeikan được mở ra tại khu vực là một địa điểm gặp gỡ tiếp xúc theo cả chiều ngang và chiều dọc. Ví dụ như khuôn viên Osaka Ibaraki, có công viên ở trong khuôn viên cho phép sự đồng nhất giữa người dân và sinh viên từ trẻ em cho đến người lớn. Những trải nghiệm ấn tượng trong sự đa dạng như vậy sẽ là cơ hội để mỗi người suy nghĩ về SDGs.

Nakatani

“Sustainable Week” được tổ chức tại đại học Ritsumeikan cũng là một trong những cơ hội tạo ra sự kết nối theo cả chiều ngang và chiều dọc, vì thế hoạt động truyền thông sinh viên cũng được lôi cuốn vào khu vực và có sự hỗ trợ của giáo viên và nhân viên. Tất cả mọi người có liên quan đến mỗi trường đại học, các trường phụ thuộc và cả học viện sau đại học sẽ vượt qua Border ngang và dọc, tự do thách thức quả cảm, tôi nghĩ đó chính xác là đặc trưng của SDGs trong Ritsumeikan.

 

 

<2019019>

"Nếu bạn thích bài viết này, hãy "like" trên Facebook. Chúng tôi sẽ thông báo tới bạn thông tin các sự kiện và hội thảo."