Cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu: Vượt qua biên giới, hỗ trợ giáo dục cho trẻ em khuyết tật ở Việt Nam.
TS. Manabu Kuroda
Giáo sư khoa Xã hội công nghiệp, ngành Xã hội đương đại
 Xin giáo sư hãy cho biết lý do (duyên cớ) mà ngài chọn nghiên cứu ở Đại học Ritsumeikan. 
Xin giáo sư hãy cho biết lý do (duyên cớ) mà ngài chọn nghiên cứu ở Đại học Ritsumeikan.

Tôi tốt nghiệp khoa Xã hội công nghiệp của Đại học Ritsumeikan. Sau khi tốt nghiệp, tôi có việc làm tạm thời nhưng vì muốn làm công việc giảng dạy nên tôi đã vào Viện Cao học Ritsumeikan, học một khóa tiến sĩ rồi trở thành giảng viên ở Đại học Quốc gia. Tới năm 2000 thì tôi chuyển công tác tới trường Đại học Ritsumeikan.

 Xin hãy cho chúng tôi biết sự hấp dẫn của Đại học Ritsumeikan trong suy nghĩ của giáo sư? 
Xin hãy cho chúng tôi biết sự hấp dẫn của Đại học Ritsumeikan trong suy nghĩ của giáo sư?

Kể từ khi còn là sinh viên ở khoa Xã hội công nghiệp, hàng năm đều có Hội thảo Sinh viên (nay là Seminar Festa), và tôi tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, nghiên cứu một cách chủ động dành cho sinh viên. Ngoài ra vào lúc đó, khi hỏi một người bạn đang học ở trường khác, tôi đã rất ngạc nhiên khi trong suốt năm nhất cậu ấy không có những giờ thảo luận quy mô nhỏ mà chỉ có những giờ giảng nhàm chán trên giảng đường lớn. Ngay cả sau khi trở thành giảng viên, tôi tái nhận thức rằng thái độ của ngôi trường này trong việc tạo ra một nơi để sinh viên học tập chủ động khác biệt với các trường đại học khác. Trên thực tế, các hoạt động chủ động của sinh viên và học tập tích cực rất phổ biến, đó chính là một lợi thế rất lớn.

 Giáo sư Kuroda đã nhận được Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục của Chính phủ Việt Nam, vậy ngài đã có những đóng góp gì ạ? 
Giáo sư Kuroda đã nhận được Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục của Chính phủ Việt Nam, vậy ngài đã có những đóng góp gì ạ?

Từ năm 1994, tôi đã tham gia nhóm khảo sát thực trạng của người khuyết tật Việt Nam và rồi tiếp tục nghiên cứu từ cách tiếp cận liên quan đến nhiều lĩnh vực học thuật. Chúng tôi đã nỗ lực trong “Dự án hỗ trợ đào tạo giáo dục” cho trẻ em khuyết tật. Từ kết quả đó mà khoa Giáo dục đặc biệt đã được thành lập tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau đó, khoa Giáo dục đặc biệt cũng được thành lập tại nhiều trường khác như Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Vào năm 2009, tôi đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) khen tặng. Năm 2016, tôi cũng đã nhận được kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” từ Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam.

Trao đổi sinh viên tại khoa Công tác xã hội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Trao đổi sinh viên tại khoa Công tác xã hội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
 Xin ngài hãy giới thiệu về nghiên cứu của mình tại Việt Nam. 
Xin ngài hãy giới thiệu về nghiên cứu của mình tại Việt Nam.

Tôi có một vài nghiên cứu nhưng tôi xin giới thiệu “Nghiên cứu so sánh sự phát triển xã hội và giáo dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt”. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh các đối tượng gồm các nước châu Á như Việt Nam, các nước thuộc lục địa Á-Âu/Đông Âu và các nước Mỹ Latinh. Đây là một khảo sát so sánh về các vấn đề, xu hướng trong giáo dục và sự phát triển xã hội (phúc lợi, chăm sóc y tế, việc làm, tham gia xã hội) cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt. Liên Hợp Quốc đã thông qua “Công ước Quốc tế về Quyền của Người Khuyết tật” nhưng mỗi quốc gia đều có những thách thức khác nhau để thực hiện được nó. Ngoài ra còn có vấn đề nghèo đói và tài chính quốc gia. Ở các quốc gia đang phát triển, EFA (giáo dục xóa mù chữ với chủ đề giáo dục cho tất cả mọi người (Education for All)) là một phần của các đối sách cho trẻ em và đối nghèo, nó đã làm sáng tỏ sự tồn tại của những vấn đề vốn có trong việc triển khai việc phát triển giáo dục, xã hội dành cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt.

Tại Tp. Hồ Chí Minh
Tại Tp. Hồ Chí Minh
 Triển vọng tương lai của ngài sẽ là gì nhỉ? 
Triển vọng tương lai của ngài sẽ là gì nhỉ?

Tôi cùng với các sinh viên đã đến thăm các trường học và cơ sở ở Việt Nam thông qua việc lập kế hoạch nghiên cứu và các buổi nghiên cứu chuyên ngành (nay là hội thảo). Có nhiều vấn đề khác nhau trong giáo dục và phúc lợi cho trẻ em khuyết tật ở Việt Nam, nhưng các sinh viên dường như được truyền cảm hứng rất nhiều bởi các giáo viên và các nhà hoạt động công tác xã hội, những người nỗ lực hết sức làm việc với trẻ em khuyết tật. Ngoài ra, các sinh viên là thế hệ hầu như không biết về cuộc chiến tranh Việt Nam sẽ nhận ra được tầm quan trọng của “chủ nghĩa hòa bình và dân chủ”.  

Tôi muốn cùng với các sinh viên của mình giải quyết các vấn đề quốc tế thông qua cách tiếp cận học thuật như tìm hiểu các vấn đề chung bằng cách đối chiếu tình hình thực tế ở Nhật Bản và nước ngoài, về khía cạnh phúc lợi, giáo dục cho trẻ em khuyết tật. 

<2019046>

"Nếu bạn thích bài viết này, hãy "like" trên Facebook. Chúng tôi sẽ thông báo tới bạn thông tin các sự kiện và hội thảo."